Những dấu ấn đầu tiên của Amorim ở MU

123b – Có vẻ như Rubin Amorim đang đi đúng hướng. MU của vị HLV người Bồ Đào Nha chưa vận hành mượt mà như ông mong muốn, nhưng những dấu hiệu của sự tiến bộ là rất dễ thấy, và ở mọi nơi.

Có một sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận của so với thời Erik ten Hag khiến các CĐV của MU cảm thấy thích thú. Trong khi vị HLV tiền nhiệm người Hà Lan thường giữ nguyên đội hình xuất phát – với hi vọng các cầu thủ sẽ tìm được sự gắn kết và “tự động” trong lối chơi – thì Amorim lại không ngại thay đổi. Ông xoay vòng lực lượng một cách khá quyết liệt. So với trận gặp Bodo/Glimt ở Europa League cách đó mấy ngày, đội hình xuất phát của có tới 6 sự thay đổi.

Tất nhiên là cái gì cũng có hai mặt. Việc Amorim xoay vòng lực lượng một cách quyết liệt như vậy sẽ giúp các cầu thủ của ông khi ra sân có được nhiều năng lượng hơn so với khi phải cày ải hết trận này tới trận khác. Ngoài ra, bầu không khí trong phòng thay đồ (có lẽ) cũng sẽ trở nên tích cực hơn, khi cầu thủ nào cũng có cơ hội ra sân và cảm thấy mình là một phần quan trọng của đội bóng. Thêm nữa, chính Amorim cũng sẽ có nhiều cơ hội để kiểm tra năng lực của các cầu thủ qua những gì họ thể hiện trong thực tế trên sân.

Nhưng mặt trái của hoạt động xoay vòng lực lượng, đặc biệt ở giai đoạn ban đầu của một triều đại như MU lúc này, là các cầu thủ sẽ gặp khó khăn trong việc thể hiện sự gắn kết. Không dễ để cảm thấy thoải mái và tự nhiên khi một trận người đá cao nhất là Rasmus Hojlund, tới trận khác lại là Joshua Zirkzee. Và thực tế là trong trận đấu với Everton, MU đã có rất nhiều thời điểm tỏ ra bế tắc khi các cầu thủ không thể giữ và triển khai bóng một cách mạch lạc trước sức ép của đối thủ. 

Nhưng đó cũng là lúc một điểm mạnh khác trong phương pháp huấn luyện của Amorim phát huy tác dụng. Vị HLV người Bồ Đào Nha là mẫu HLV hệ thống, với một sơ đồ và triết lý chơi rõ ràng. Tuy nhiên, với các cầu thủ, ông lại rất linh hoạt. Thay vì cố gắng gò họ vào khuôn khổ, Amorim cố gắng tìm ra vị trí phù hợp nhất với đặc điểm của từng cầu thủ. Những người được hưởng lợi nhiều nhất từ cách làm này chính là Zirkzee và Amad Diallo.

Trước trận đấu với Everton, Zirkzee đã trải qua chuỗi 18 trận liền không thể ghi bàn. Sự tự tin của cầu thủ người Hà Lan gần như chạm đáy. Nhưng trước Everton, Zirkzee đã bùng nổ với 2 bàn thắng quan trọng. Sự khác biệt so với trước là Amorim, thay vì bắt Zirkzee đá như một trung phong, đã để anh thoải mái hơn trong vai trò một số 9 ảo. Quan trọng không kém là những người xung quanh Zirkzee, như Rashford, Bruno hay Amad cũng được yêu cầu chơi theo cách mà giá trị của Zirkzee có thể phát huy cao nhất, đó là không ngừng tấn công vào các khoảng trống mà cầu thủ người Hà Lan tạo ra.

Tương tự với Diallo. Quyết định đặt cầu thủ người Bờ Biển Ngà vào vị trí wing-back phải của Amorim khiến nhiều người bất ngờ. Nhưng tới thời điểm này thì có thể thấy đó chính là vị trí giúp Diallo phát huy được hết những điểm mạnh của mình. Khi có bóng thì anh là nguồn sáng tạo chính của đội. Khi không bóng anh như một quái vật pressing. Hai trong số 4 bàn thắng của MU trước Everton xuất phát từ những pha pressing quyết liệt và hiệu quả của Diallo.

Vẫn còn quá sớm để khẳng định Amorim có thể thành công hay không. Chính fan của đội cũng hiểu điều đó. Điều mà họ muốn thấy là những dấu hiệu của sự tiến bộ. Và rõ ràng là họ có thể hài lòng…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]